Đời sống Giải trí

COO là gì? Vai trò của COO trong doanh nghiệp

COO là một trong những chức vụ chúng ta thường hay nghe thấy hằng ngày bên cạnh CEO. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu COO là gì và vai trò cũng như những điều kiện để trở thành một COO chuyên nghiệp, hãy theo dõi bài viết sau để làm rõ những vấn đề trên nhé!

 

COO là gì?

 

COO là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay khi tìm hiểu về cơ cấu tổ chức nhân sự của một công ty. COO là chữ viết tắt của cụm từ Chief Operating Officer. Dịch ra tiếng Việt là Giám đốc kinh doanh. Đây được xem là một trong những chức danh lớn cũng như có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp, COO chỉ đứng sau CEO (Giám đốc điều hành). Khác với CEO giữ vai trò là người điều phối những hoạt động của tất cả những phòng ban trong công ty, kể cả các khâu quản lý, thực hiện chiến lược chung, hoạt động sản xuất,… thì COO được xem là người có vai trò giúp điều hành tất cả những công việc tiêu thụ sản phẩm cùng các dịch vụ góp phần cũng cố nguồn lực và phát triển công ty. Nếu bạn muốn phát triển đến chức vụ này, nhất định phải nắm vững được COO là gì, để xem bản thân mình có đủ năng lực phù hợp hay không.

 

Vai trò của COO

 

Bên cạnh câu hỏi COO là gì, nhiều người cũng quan tâm đến vai trò của COO trong một công ty, doanh nghiệp. Vai trò của COO hiện nay rất linh hoạt và thay đổi phụ thuộc vào tính chất của từng ngành và cơ cấu của từng công ty khác nhau. Điều này thường khiến việc cung cấp danh sách những nhiệm vụ tóm lược của một COO thường có nhiều điểm khác biệt nhau. Tuy nhiên thông thường các COO thường thực hiện vai trò: Theo dõi, giám sát những hoạt động hàng ngày của các phòng ban và tiến hành báo cáo cho CEO về một số sự kiện quan trọng diễn ra, phân tích và đề xuất chiến lược cũng như chính sách hoạt động trong thời gian tới, tiến hành và triển khai những chiến lược mà CEO đề xuất, tăng cường liên kết của những nhân viên trong công ty để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đặt ra, giám sát việc quản lý nhân sự,… ngoài ra COO cũng có thể gánh vác vai trò chịu trách nhiệm sản xuất, phát triển và nghiên cứu thị trường, hoặc thậm chí là tiếp thị.

 

Những điều kiện để trở thành 1 COO

 

Bởi vì tính chất công việc có quan hệ mật thiết với CEO nên một trong những điều kiện có ý nghĩa tiến quyết để trở thành một COO giỏi là chúng ta phải biết cách làm việc “ăn rơ” với CEO – vị lãnh đạo cao nhất trong công ty. Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa là CEO và COO phải là một đôi bạn thân của nhau đâu nhé. Quan hệ mật thiết ở đây là giữa CEO và COO cần có những chiến lược, tầm nhìn phát triển tương thích nhằm mục đích hợp tác với nhau hiệu quả, tìm ra hướng đi thật sự phù hợp để phát triển công ty cũng như là đặt lòng tin vào nhau.

Một trong những dẫn chứng cụ thể trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông thế giới là cự Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO của tập đoàn Motorola là Ed Zander, khi ông còn giữ chức COO tại Sun Microsystems đã thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm với CEO Scott McNealy. Trong một số quyết định công việc, 2 người này rất ít khi có cùng quan điểm và nhìn về một hướng dù họ là bạn khá thân ở ngoài đời. Và cuối cùng, hậu quả là ban lãnh đạo của Sun Microsystems đã có những quyết định không thống nhất, hoạt động của công ty không được diễn ra hiệu quả suốt một khoảng thời gian khá dài.

Một điều kiện khác cũng quan trọng không kém để trở thành COO là bạn cần phải nắm vững một số kiến thức tổng quát liên quan đến lĩnh vực mình đang phụ trách. Kinh nghiệm quản lý dày dạn được xem là một trong những yêu cầu đặc thù nếu bạn muốn dấn thân vào công việc COO. Ngoài ra, COO cũng cần có những kỹ năng cần thiết để phát triển công việc như: kỹ năng giao tiếp, hoạch định, giải quyết vấn đề, điều phối nguồn lực, động viên và truyền cảm hứng làm việc đến nhân viên của mình.

Một COO giỏi nhất định phải là người duy trì được có thái độ cư xử đúng chuẩn, biết cách giao tiếp và động viên cấp dưới của mình bằng lời khen ngợi, đặc biệt COO cũng phải nắm được nghệ thuật phê bình cấp dưới một cách thật khéo léo khi họ phạm lỗi hoặc không hoàn thành tốt công việc được giao. Ví dụ, nếu trường hợp cấp dưới của mình không hoàn thành tốt chỉ tiêu công việc được giao trong quý, thay vì chỉ trích, phê bình gay gắt, COO có thể tiến hành ngợi khen một số ưu điểm, nỗ lực của họ rồi sau đó mới tiến hành việc phê bình, nhắc nhở họ nên tiếp tục cố gắng hơn nữa. Nếu thực hiện được việc này một cách khéo léo, cấp dưới của bạn chẳng những không bị mất mặt trước công ty, đồng nghiệp mà họ còn cảm thấy có thêm nhiều động lực phấn đấu hoàn thành công việc của mình.

Không chỉ vậy COO còn phải có phẩm chất khác của người lãnh đạo nữa đó chính là tính quyết đoán. Nhất là những lúc công việc hoạt động của công ty gặp phải một số khó khăn, trở ngại. COO nhất định phải có khả năng ứng phó kịp thời, chứ không thể lúc nào chỉ chờ ý kiến CEO rồi mới hành động. Chúng ta có thể hình dung đơn giản là COO giữ vai trò của một người lái xe, còn CEO lại chính là người dẫn đường. Một lúc nào đó trên hành trình bất thình lình xuất hiện chướng ngại vật, người lái xe nhất định phải linh hoạt tìm cách xử lý nhanh chóng rồi mới lắng nghe ý kiến người chỉ dẫn. Nếu COO không linh hoạt, tai nạn là điều nhất định xảy ra trong tình huống này.

COO không chỉ cần có một nền tảng kiến thức vững trải mà còn phải có kinh nghiệm hợp lực . Chính vì vậy mà một người vừa tốt nghiệp thạc sĩ hoặc một số khóa học nghiệp vụ COO tại những trung tâm huấn luyện, đào tạo nhân sự cũng cần có kinh nghiệm thức tế tới có thể làm tốt công việc của một COO. Có lẽ chính vì vậy mà ngày nay nhiều công ty đặt yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí COO là yêu cầu 10 – 15 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, những cá nhân có tố chất lãnh đạo và nền tảng kiến thức vững chắc có thể rút ngắn khoảng thời gian này.

Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi COO là gì. Nếu bạn đang nắm giữ những yếu tố cũng như đáp ứng được yêu cầu mà một COO cần có, hãy cố gắng phát triển và hoàn thiện bản thân hơn nữa để có những thành công trong công việc và vai trò sắp tới này,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *