FED rơi vào thế khó trong bối cảnh khủng hoảng
Đời sống

FED rơi vào thế khó trong bối cảnh khủng hoảng

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng khó khăn hiện nay thì FED cũng đang dần mất đi thế thăng bằng của mình. Cuộc khủng hoảng ngày càng nặng nề lên toàn ngành kinh tế. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết phân tích này của chúng tôi nhé!\

FED là gì?

FED là viết tắt của FEDeral Reserve System – dịch sang tiếng Việt là Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ hoặc có thể hiểu là Ngân hàng Trung Ương Mỹ, được thành lập và hoạt động từ năm 1913 đến nay.

Đây là một tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới và chính sách của FED có ảnh hưởng đối với thị trường tài chính toàn cầu.

FED ra đời dựa trên Đạo luật Dự trữ liên bang – được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson. Đạo luật này sinh ra nhằm mục đích mục tiêu duy trì những chủ trương tiền tệ linh động, bảo đảm an toàn và không thay đổi cho liên bang Hoa Kỳ.

Đây cũng là tổ chức duy nhất được phép in tiền đô la Mỹ (USD), vì vậy FED có vai trò quan trọng trong hoạch định và điều chỉnh chính sách tiền tệ, cung cấp cho đất nước hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định.

FED mất thế thăng bằng

Trong bối cảnh nước Mỹ vừa đương đầu với cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng và lạm phát cao dai dẳng trong nền kinh tế, Fed hiện đang cố gắng giữ một thế cân bằng mong manh…

FED mất thế thăng bằng

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tức ngân hàng trung ương nước này, đang gánh vác hai sứ mệnh là ổn định hệ thống tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô. Về lý thuyết, đây là hai công việc khác nhau và đòi hỏi những công cụ khác nhau để xử lý.

Trong bối cảnh nước Mỹ vừa đương đầu với cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng và lạm phát cao dai dẳng trong nền kinh tế, Fed hiện đang cố gắng giữ một thế cân bằng mong manh để tách riêng hai nhiệm vụ trên.

Hôm 22/3, Fed tiếp tục chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm khiến nền kinh tế giảm tốc và qua đó kéo lạm phát xuống, với mức tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm và dự kiến có thêm một đợt tăng nữa trước khi tạm dừng. Song song với đó, Fed đang đẩy mạnh việc cho các ngân hàng vay vốn thông qua chương trình cho vay khẩn cấp với lãi suất mềm nhằm kiểm soát thiệt hại từ ba vụ sụp đổ ngân hàng liên tiếp gần đây, đặc biệt là vụ sập Silicon Valley Bank (SVB).

Theo tờ Wall Street Journal, trên thực tế, hai nhiệm vụ lớn của Fed là những công việc không dễ tách rời.

Lãi suất ngày càng cao, mất cân bằng kinh tế rõ rệt

Lãi suất cao hơn làm suy yếu tăng trưởng kinh tế và lạm phát thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có việc làm gia tăng chi phí vay vốn của các định chế tài chính, từ đó khiến các ngân hàng cho vay ít hơn. Quy trình này thông thường diễn ra êm ái, nhưng đôi khi cũng khá gập ghềnh: các ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay khác sụp đổ hoặc tiến gần tới bờ vực sụp đổ, giá tài sản giảm chóng mặt và công chúng hoảng loạn, gây ra những vết nứt trong nền kinh tế ở mức độ nghiêm trọng hơn so với những gì Fed mong muốn. Đây chính là nguồn gốc của một câu nói nổi tiếng ở Phố Wall: “Fed thắt chặt cho tới khi có thứ gì đó đổ vỡ”.

Những động thái của Fed sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày 21-22/3 cho thấy các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã nhận thấy có sự đổ vỡ. Các số liệu kinh tế Mỹ cho tới gần đây đều cho thấy sự vững vàng của tăng trưởng kinh tế trong khi lạm phát dai dẳng ở mức cao.

Cân bằng tài chính cùng ứng dụng TOPI

TOPI hiện nay đang được xem là ứng dụng đầu tư và tích lũy tài chính bền vững tại Việt Nam. Trong thời buổi nền kinh tế đang ngày càng khó khăn thì tích luỹ tài chính thông minh cùng với đó là mức lãi suất tốt sẽ là điểm sáng giúp vượt qua thời buổi khủng hoảng như ngày nay.

Tích lũy TOPI là một sản phẩm tài chính, nơi khách hàng có thể gửi tiền đầu tư với một kỳ hạn cụ thể và hưởng mức lợi nhuận ổn định.

Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn đầu tư và tích luỹ thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *