Như chúng ta đã biết,theo định nghĩa về ký tự thì ký tự chính là con chữ, con số, hoặc là một biểu tượng, hình vẽ,..và gần như không bị chi phối bởi một quy luật nào cả. Do đó, để máy tính có thể hiểu và hiển thị được ký tự gần như là một việc không thể. Vì vậy, con người đã tạo ra một công cụ để hỗ trợ, đó chính là bảng mã ASCII. Trong khi lập trình, mã ASCII được sử dụng khá phổ biến để giao tiếp với ngôn ngữ máy. Ngay từ khi học Pascal, C hay C++, thì khái niệm mã ASCII đã xuất hiện, được ứng dụng vào các chương trình kiểm tra ký tự nhập vào là chữ hay số, chữ thường hay chữ in hoa,…
=> Nhạc không lời của Studio Ghibli hay nhất tại đây
Vậy bảng mã ASCII là gì, các thông tin liên quan đến mã ASCII là như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cho bạn ngay sau đây.
=> Xem Podcast là gì? Phát hành Podcast như thế nào?
Bảng mã ASCII là gì?
ASCII là từ viết tắt của cụm từ American Standard Code for Information Interchange. Được xem như là một chuẩn trao đổi thông tin Hoa Kỳ, bao gồm bộ ký tự và bộ mã ký tự dựa trên bảng chữ cái Latinh xây dựng nên. Bảng mã ASCII thường được dùng để hiển thị văn bản trong hầu hết các loại máy tính phổ biến hiện nay: máy bàn, laptop,…và các thiết bị thông tin khác.
Giống với các bộ mã biểu diễn ký tự khác, bộ mã ASCII cho phép quy định mối liên hệ giữa kiểu bit với các ký hiệu hoặc biểu tượng trong ngôn ngữ viết, từ đó các thiết bị có thể liên lạc để xử lý, lưu trữ và trao đổi các thông tin cần thiết với nhau.
ASCII với phiên bản đầu tiên được cho ra mắt vào năm 1963 bởi Hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ (American Standards Association, ASA), sau đó được cập nhật vào năm 1967, và phiên bản cuối cùng được cập nhật vào năm 1986. Hiện nay, ASCII có nhiều biến thể, phổ biến nhất trong số đó là ANSI X3.4 – 1986, ECMA-6 và ISO/IEC 646 – 1991.
ASCII được xem là tiêu chuẩn phần mềm thành công nhất từng được công bố tính đến thời điểm hiện tại.
=> Tìm hiểu Podcast tiếng việt hay nhất
Các ký tự trong bảng mã ASCII đầy đủ (bảng mã ASCII chuẩn)
ASCII chính xác là mã 7 bit, có nghĩa là nó dùng kiểu bit để biểu diễn với 7 số nhị phân (thập phân từ 0 đến 127), vì vậy nó có khả năng mã hóa 128 ký tự, từ đó biểu diễn các thông tin.
Cụ thể, khi được mã hóa thì các chữ số là từ 0 đến 9, các chữ cái thường là từ a đến z, các chữ hoa là từ A đến Z, các ký tự điều khiển, các dấu chấm câu thường dùng và cả khoảng trắng.
Trong 128 ký tự được ASCII mã hóa thì bao gồm 33 ký tự điều khiển (không in ra được) và 95 ký tự in ra được (bao gồm cả khoảng trắng).
=> Tìm hiểu Podcast tiếng anh hay nhất
Các ký tự điều khiển trong bộ mã ASCII
Hệ 2 | Hệ 10 | Viết tắt | Biểu diễn in được | Truy nhập bàn phím | Tên/Ý nghĩa
tiếng Anh |
Tên/Ý nghĩa
tiếng Việt |
000 0000 | 0 | NUL | ␀ | ^@ | Null character | Ký tự rỗng |
000 0001 | 1 | SOH | ␁ | ^A | Start of Header | Bắt đầu Header |
000 0010 | 2 | STX | ␂ | ^B | Start of Text | Bắt đầu văn bản |
000 0011 | 3 | ETX | ␃ | ^C | End of Text | Kết thúc văn bản |
000 0100 | 4 | EOT | ␄ | ^D | End of Transmission | Kết thúc truyền |
000 0101 | 5 | ENQ | ␅ | ^E | Enquiry | Truy vấn |
000 0110 | 6 | ACK | ␆ | ^F | Acknowledgement | Sự công nhận |
000 0111 | 7 | BEL | ␇ | ^G | Bell | Tiếng kêu |
000 1000 | 8 | BS | ␈ | ^H | Backspace | Xoá ngược |
000 1001 | 9 | HT | ␉ | ^I | Horizontal Tab | Thẻ ngang |
000 1010 | 10 | LF | ␊ | ^J | New Line | Dòng mới |
000 1011 | 11 | VT | ␋ | ^K | Vertical Tab | Thẻ dọc |
000 1100 | 12 | FF | ␌ | ^L | Form feed | Cấp giấy |
000 1101 | 13 | CR | ␍ | ^M | Carriage return | Chuyển dòng/ Xuống dòng |
000 1110 | 14 | SO | ␎ | ^N | Shift Out | Ngoài mã |
000 1111 | 15 | SI | ␏ | ^O | Shift In | Mã hóa/Trong mã |
001 0000 | 16 | DLE | ␐ | ^P | Data Link Escape | Thoát liên kết dữ liệu |
001 0001 | 17 | DC1 | ␑ | ^Q | Device Control 1 — oft. XON | Điều khiển thiết bị 1 |
001 0010 | 18 | DC2 | ␒ | ^R | Device Control 2 | Điều khiển thiết bị 2 |
001 0011 | 19 | DC3 | ␓ | ^S | Device Control 3 — oft. XOFF | Điều khiển thiết bị 3 |
001 0100 | 20 | DC4 | ␔ | ^T | Device Control 4 | Điều khiển thiết bị 4 |
001 0101 | 21 | NAK | ␕ | ^U | Negative Acknowledgement | Thông báo có lỗi bên gửi |
001 0110 | 22 | SYN | ␖ | ^V | Synchronous Idle | Thông báo đã đồng bộ |
001 0111 | 23 | ETB | ␗ | ^W | End of Trans. Block | Kết thúc truyền tin |
001 1000 | 24 | CAN | ␘ | ^X | Cancel | Hủy |
001 1001 | 25 | EM | ␙ | ^Y | End of Medium | |
001 1010 | 26 | SUB | ␚ | ^Z | Substitute | Thay thế |
001 1011 | 27 | ESC | ␛ | ^[ hay ESC | Escape | Thoát |
001 1100 | 28 | FS | ␜ | ^\ | File Separator | Phân tách tập tin |
001 1101 | 29 | GS | ␝ | ^] | Group Separator | Phân tách nhóm |
001 1110 | 30 | RS | ␞ | ^^ | Record Separator | Phân tách bản ghi |
001 1111 | 31 | US | ␟ | ^_ | Unit Separator | Phân tách đơn vị |
111 1111 | 127 | DEL | ␡ | DEL | Delete | Xóa |
Các ký tự in được trong bộ mã ASCII
Hệ 2 (Nhị phân) |
Hệ 10 (Thập phân) |
Đồ hoạ (Hiển thị ra được) |
010 0000 | 32 | Khoảng trống (␠) |
010 0001 | 33 | ! |
010 0010 | 34 | “ |
010 0011 | 35 | # |
010 0100 | 36 | $ |
010 0101 | 37 | % |
010 0110 | 38 | & |
010 0111 | 39 | ‘ |
010 1000 | 40 | ( |
010 1001 | 41 | ) |
010 1010 | 42 | * |
010 1011 | 43 | + |
010 1100 | 44 | , |
010 1101 | 45 | – |
010 1110 | 46 | . |
010 1111 | 47 | / |
011 0000 | 48 | 0 |
011 0001 | 49 | 1 |
011 0010 | 50 | 2 |
011 0011 | 51 | 3 |
011 0100 | 52 | 4 |
011 0101 | 53 | 5 |
011 0110 | 54 | 6 |
011 0111 | 55 | 7 |
011 1000 | 56 | 8 |
011 1001 | 57 | 9 |
011 1010 | 58 | : |
011 1011 | 59 | ; |
011 1100 | 60 | < |
011 1101 | 61 | = |
011 1110 | 62 | > |
011 1111 | 63 | ? |
100 0000 | 64 | @ |
100 0001 | 65 | A |
100 0010 | 66 | B |
100 0011 | 67 | C |
100 0100 | 68 | D |
100 0101 | 69 | E |
100 0110 | 70 | F |
100 0111 | 71 | G |
100 1000 | 72 | H |
100 1001 | 73 | I |
100 1010 | 74 | J |
100 1011 | 75 | K |
100 1100 | 76 | L |
100 1101 | 77 | M |
100 1110 | 78 | N |
100 1111 | 79 | O |
101 0000 | 80 | P |
101 0001 | 81 | Q |
101 0010 | 82 | R |
101 0011 | 83 | S |
101 0100 | 84 | T |
101 0101 | 85 | U |
101 0110 | 86 | V |
101 0111 | 87 | W |
101 1000 | 88 | X |
101 1001 | 89 | Y |
101 1010 | 90 | Z |
101 1011 | 91 | [ |
101 1100 | 92 | \ |
101 1101 | 93 | ] |
101 1110 | 94 | ^ |
101 1111 | 95 | _ |
110 0000 | 96 | ` |
110 0001 | 97 | a |
110 0010 | 98 | b |
110 0011 | 99 | c |
110 0100 | 100 | d |
110 0101 | 101 | e |
110 0110 | 102 | f |
110 0111 | 103 | g |
110 1000 | 104 | h |
110 1001 | 105 | i |
110 1010 | 106 | j |
110 1011 | 107 | k |
110 1100 | 108 | l |
110 1101 | 109 | m |
110 1110 | 110 | n |
110 1111 | 111 | o |
111 0000 | 112 | p |
111 0001 | 113 | q |
111 0010 | 114 | r |
111 0011 | 115 | s |
111 0100 | 116 | t |
111 0101 | 117 | u |
111 0110 | 118 | v |
111 0111 | 119 | w |
111 1000 | 120 | x |
111 1001 | 121 | y |
111 1010 | 122 | z |
111 1011 | 123 | { |
111 1100 | 124 | | |
111 1101 | 125 | } |
111 1110 | 126 | ~ |
Bảng mã ASCII mở rộng
Với sự lớn mạnh của kỹ thuật và công nghệ thông tin, máy tính ngày càng được xuất hiện nhiều hơn trên thế giới. Cùng với đó là sự phát triển của ngôn ngữ, làm xuất hiện nhiều ký tự lạ hơn, vì vậy sự ra đời của bảng mã ASCII mở rộng là một điều tất yếu.
Bảng mã ASCII mở rộng (bảng mã ASCII 256 ký tự) là bảng mã có khả năng mã hóa 256 ký tự, bao gồm cả 128 ký tự của bảng mã ASCII chuẩn, các ký tự còn lại là các chữ có dấu, các ký tự trang trí và các phép toán.
Khác với bảng mã ASCII chuẩn, bảng mã ASCII mở rộng sử dụng đến cả 8 bit để biểu diễn thông tin, điều này giúp cho ngôn ngữ được xuất hiện trên máy tính một cách dễ dàng hơn và thị trường máy tính cũng ngày càng phổ biến hơn.
Mặc dù bảng mã ASCII còn là một khái niệm khá xa lạ với nhiều người, nhưng nó thật sự là một công cụ hết sức tuyệt vời để giúp con người và máy tính có thể giao tiếp với nhau. Vì vậy, hy vọng tất cả mọi người thông qua bài viết này có thể có cái nhìn sơ lược về bảng mã ASCII, để có thể phát huy tối đa khả năng mà nó cung cấp nhé!
=> “Modem wifi là gì và cách kết nối modem wifi với máy tính như thế nào?”