Đời sống

Mẹo bảo quản gừng không bị khô, không bị thối

Gừng là nguyên liệu cần thiết trong nhà bếp, nhưng mua nhiều để bảo quản không dễ. Dưới đây là một số cách để bảo quản gừng, để gừng không bị hỏng trong vài tháng.

Khi chọn mua, bạn nên chọn những củ gừng có kích thước vừa phải nhưng nặng tay và rắn chắc. Không chọn những củ bị dập, da nhăn nheo hoặc có dấu hiệu bị mốc.

1. Bảo quản trong tủ lạnh

Trước khi bảo quản trong tủ lạnh, gừng phải được cạo sạch đất cát xung quanh rồi để ráo nước. Dùng giấy bạc bọc kín từng củ hoặc bọc trong khăn khô rồi cho vào túi ziplock để vắt kiệt không khí. Cách bảo quản trong ngăn mát này có thể giữ gừng tươi lâu mà không bị biến chất, giữ được mùi thơm.

2. Bảo quản trong ngăn đá

Gừng rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng hoặc thái lát mỏng, bảo quản trong túi zip có khóa kín hoặc hộp kín rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Khi bạn cần lấy ra một vài miếng, hãy sử dụng chúng trực tiếp mà không cần rã đông. Gừng bảo quản trong ngăn đá luôn tươi và có mùi thơm đặc trưng.

Nếu không có thời gian thái hạt lựu, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc phần gừng đã rửa sạch rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.

Gừng nhanh héo và mọc mầm nên cần bảo quản đúng cách để đảm bảo tươi lâu hơn.  Hình minh họa: goneuowang.

Gừng nhanh héo và mọc mầm nên cần bảo quản đúng cách để đảm bảo tươi lâu hơn. Hình minh họa: abuowang.

3. Bảo quản bằng cách chôn trong cát

Đổ cát sạch, khô vào bát hoặc đĩa lớn, vùi gừng vào, để nơi thoáng gió.

Cách bảo quản này giúp gừng tươi lâu, không bị khô trở lại.

4. Bảo quản bằng cách ngâm

Gừng rửa thật sạch, loại bỏ vết bẩn trên bề mặt và những phần bị đen. Cho gừng vào một thùng chứa đầy nước. Lưu ý nước phải ngập cả củ gừng, đậy nắp kín và bảo quản trong tủ lạnh. Thay nước sạch mới mỗi tuần một lần. Cách bảo quản này có thể giữ gừng tươi trong khoảng một tháng.

5. Bảo quản bằng giấy bạc

Bọc chặt gừng trong giấy bạc, để nơi thoáng mát trong nhà, không cần cho vào tủ lạnh. Giấy bạc có thể được thay đổi thường xuyên. Cách bảo quản này giúp gừng không bị nảy mầm, không bị khô, mốc và bảo quản được lâu.

6. Ngâm với giấm

Với cách làm này, nên dùng gừng non, sau đó rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Sau khi bóp với muối, nên chần gừng qua nước sôi để gừng bớt cay. Vớt gừng ra, vắt kiệt nước, để ráo.

Đun sôi hỗn hợp nước, đường và giấm theo tỷ lệ 1: 1: 1. Gừng thái nhỏ, sau đó cho vào lọ thủy tinh sạch, khô, đổ hỗn hợp đường, nước, giấm đã đun sôi vào. Để ở nhiệt độ phòng trong vài ngày, sau đó cho vào tủ lạnh.

Cách bảo quản này không chỉ giữ được độ tươi, thơm vốn có của gừng mà còn tận dụng được nước ngâm. Uống hỗn hợp nước và nhấm nháp miếng gừng ngâm giấm có thể giúp đốt cháy mỡ thừa, giảm cân, chống rụng tóc.

7. Sấy khô

Với lượng gừng nhiều, nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể sử dụng phương pháp sấy khô.

Gừng rửa sạch, để ráo, cắt thành từng miếng mỏng rồi đem phơi nắng trực tiếp hoặc sấy bằng lò sấy. Gừng khô có thể sử dụng lâu dài mà không làm mất đi mùi vị hay tính cay nóng của gừng tươi.

Vy Trang (Theo abuowang)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *