Trong tất cả những bài nhạc giáng sinh Việt Nam, có thể nói Bài Thánh Ca Buồn chính là khúc ca bền bỉ và nổi tiếng nhất. Dù là một bản nhạc buồn, nhưng sau gần 50 năm tuổi đời, bài hát không những không cũ đi mà còn ngày càng nhận được nhiều hơn những sự yêu thích từ người nghe nhạc.
“Bài thánh ca đó còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau…
Có rất nhiều phiên bản thể hiện khác nhau của khúc nhạc giáng sinh bất hủ này. Song có lẽ người thành công nhất chính là danh ca Elvis Phương. Đây là sự thật không chỉ được riêng thế hệ 6x, 7x, 8x công nhận, mà cả các thế hệ trẻ như 9x, 10x đều đồng ý. Điều gì đã tạo ra sức hút “khó cưỡng” đến vậy của bản nhạc?
Levis Phương là một trong những danh ca hải ngoại hiện nay
Là nhờ giai điệu phảng phất u buồn da diết…
Từ những giây đầu tiên của Bài Thánh Ca Buồn, ta đã cảm nhận được chút gì đó tơ vương, muộn phiền khó có thể diễn tả.
“Bài thánh ca đó còn nhớ không em…
Giai điệu du dương, da diết của bản nhạc giáng sinh hải ngoại cứ thế từ từ chạm khẽ vào tâm can, phút chốc cũng khiến lòng ta chùng xuống.
Trong không khí Noel ngập tràn vui vẻ, ca khúc như nốt trầm tĩnh mịch, khẽ kéo lòng người tạm rời xa những ồn ào, náo nhiệt ngoài kia. Để rồi mọi xúc cảm bất chợt lắng xuống trong một khoảnh khắc, yên tĩnh mà nhẹ nhàng.
Bản nhạc thể hiện sự khắc khoải vào đêm giáng sinh
Hòa trộn cùng nhạc điệu là tiếng chuông giáo đường ngân vang, càng làm người nghe cảm nhận được sự cô đơn của nhân vật chính trong cái khoảnh khắc mà khắp nơi đều hào hứng, phấn khởi.
“Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn
Ðêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi..
Noel không chỉ có niềm vui, Noel còn có những nỗi buồn. Mà nỗi buồn đó đã được khắc họa rõ nét trong từng nốt nhạc một cách không thể nào tinh tế hơn!
Cũng bởi ca từ thấm đượm ý nghĩa sâu xa…
Từng câu, từng chữ đều được tác giả Nguyễn Vũ trau chuốt chọn lọc, nhờ vậy mà bố cục của bài nhạc giáng sinh này mới mạch lạc, rõ ràng đến thế.
“…Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân…”
Chỉ vậy thôi cũng đủ làm người nghe liên tưởng đến hình ảnh xinh đẹp, lộng lẫy của cô gái đó, cũng làm cho bóng dáng đêm giáng sinh ấy trở nên gần gũi, hiện thực hơn. Noel này không giống Noel trước, bởi lẽ trước đây anh có em, còn vào khoảnh khắc này, anh chẳng còn gì ngoài tiếng chuông ngân réo rắt.
“Rồi mùa giá buốt cũng qua mau
Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu
…
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu
Nếu ví mọi thứ như một thước phim, thước phim này không chỉ “đẹp” mà còn “thực”, nên khi ta nghe mới có cảm giác gần gũi và chân phương đến thế đến thế.
Và không thể quên chất xúc tác – giọng ca trầm ấm, truyền cảm của danh ca Elvis Phương
Elvis Phương có lẽ là cái tên tương đối quen thuộc với nhiều người yêu thích dòng nhạc trữ tình. Ông tên thật là Phạm Ngọc Phương, sinh năm 1945, quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Vì rất hâm mộ ông vua nhạc rock Elvis Presley nên ông đã lấy để đặt tên nghệ danh cho mình.
Trước năm 1975, ông hoạt động nghệ thuật vô cùng sôi nổi, đó cũng là thời điểm tên tuổi ông gắn bó với hàng loạt ca khúc để đời như Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang:
“Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời
Đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời
Ngựa phi như điên cuồng
Giữa cánh đồng dưới cơn giông
Vì trên lưng cong oằn
Những vết roi vẫn in hằn…
Hay những ca từ da diết trong Mười Năm Tình Cũ, Cô Hàng Cà Phê,… Nhờ đó, ông nhận được rất nhiều sự mến mộ từ công chúng và trở nên vô cùng nổi tiếng.
Bài Thánh Ca Buồn đến tay Elvis Phương khi nó vừa “tròn 18”, là một trong những ca khúc thuộc album nhạc giáng sinh của ông có tên gọi Giáng sinh kỷ niệm. Ngay khi phát hành vào năm 1990, sự kết hợp này đã nhận được vô số tình cảm từ phía khán giả, gây ra hiệu ứng hoàn toàn khác lạ.
Mặc dù không còn được xem là bài hát mới, nhưng khi Elvis Phương hát, khúc nhạc cũ kỹ ấy vậy mà lại chạm đến hết thảy trái tim người yêu âm nhạc. Giọng ca đó có chút gì đó nam tính, thẳng thắn, song vẫn hoàn toàn truyền cảm, trầm ấm, rung động, thật sự như ông đang ôm tâm tình của chính chàng trai trong câu chuyện.
Elvis Phương đã thể hiện như tâm tình với người con trai trong bài hát
Từng lời hát được cất lên tròn vành rõ chữ, khi thì dứt khoát, khi lại bay bổng, cần nhấn nhá có nhấn nhá,… Hết thảy tạo nên một phiên bản Bài Thánh Ca Buồn “cộp mác” Elvis Phương tuyệt hảo, không thể lẫn lộn vào đâu được.
Về sau, cũng đã có rất nhiều ca sĩ hát lại bài nhạc giáng sinh xưa này, trong đó có cả ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng. Song sức lan tỏa từ những câu ca nhạc giáng sinh của Elvis Phương cứ thế trường tồn cùng năm tháng, cho đến ngay cả thời điểm hiện tại, đây vẫn là bản nhạc giáng sinh hay nhất với rất nhiều người.
Kết
Trong đêm Noel, mỗi người sẽ có một lựa chọn khác nhau để thưởng thức nhạc giáng sinh. Có người thích nhạc giáng sinh vui nhộn, có người nghe nhạc giáng sinh tiếng anh, có người tận hưởng nhạc giáng sinh remix, các liên khúc nhạc giáng sinh,… Song cũng sẽ có người chìm đắm trong những bản nhạc giáng sinh không lời hay những khúc nhạc giáng sinh da diết như Bài Thánh Ca Buồn với giọng hát của Elvis Phương.
Chắc chắn bài hát nhạc giáng sinh này sẽ còn lưu lại thật lâu về sau, không chỉ dừng ở cột mốc 50 năm. Bởi lẽ đó là giá trị, là cảm xúc, là tinh hoa mà ta khó có thể dễ dàng tìm thấy được.
“Rồi những đêm thánh đường đón Noel
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu.
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối.
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn!
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi…
Bài Thánh Ca Buồn-Elvis Phương